Trong phần một, chúng tôi đã giới thiệu với các bạn những khái niệm cơ bản về piano đệm hát và những khó khăn chắc chắn bạn sẽ gặp phải khi học piano đệm hát. Trong phần hai này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn cụ thể những bước tự học piano đệm hát để bạn có thể hình dung được học piano đệm hát như thế nào. Và cũng như mọi lần, các bạn đừng quên hãy lấy quyển sổ tay ghi chép của bạn ra và ghi lại những gì cơ bản nhất nhé. Bắt đầu nào.
Các loại đệm chính trong piano đệm hát
Trước tiên, bạn phải hiểu có 2 kiểu đệm chính trong piano đệm hát. Bao gồm:
Loại thứ nhất Đệm đàn piano hòa âm không giai điệu

Đây là kiểu đệm thường được sử dụng đệm hát khi người hát không chắc chắn về nhịp, kiểu này là kiểu đệm đơn giản nhất và thường gặp nhất trong các tác phẩm của Richard Clayderman. Kiểu đệm này có ưu điểm là dễ chơi, dễ thực hiện, đơn giản cả với người đệm và người hát. Bạn có thể nghe thử những màn trình diễn piano đệm hát của nghệ sĩ Richard Clayderman để thưởng thức kiểu đệm hòa âm không giai điệu.
Loại thứ hai, đệm đàn theo kiểu cả hợp âm và giai điệu

Người chơi phải đệm hát sao cho các giai điệu của bài hát quyện vào hợp âm, kiểu đệm này sẽ mất khá nhiều thời gian trong việc tập luyện để có thể chơi thành thạo. Tuy nhiên những gì khó có được thường quý giá, kiểu chơi này sẽ đem cho việc thể hiện bài hát một cách mượt mà và luyến láy hơn rất nhiều.
Vì lẽ đó muốn chơi được kiểu kết hợp cả hợp âm và giai điệu, bạn sẽ phải mất kha khá thời gian để có thể đạt được trình độ này.
Các bước để tự học piano đệm hát
Bước 1: Nắm vững kiến thức nhạc lý
Bạn phải nắm vững được kiến thức nhạc lý cơ bản. Đó là tên các ký hiệu hợp âm.
C D E F G A B
Đô Rê Mi Fa Sol La Si
Bạn cần nhớ 14 hợp âm cơ bản của đàn piano, trong đó bao gồm 7 hợp âm trưởng, 7 hợp âm thứ. ( 14 hợp âm cơ bản này chúng tôi đã giới thiệu với bạn ở kì trước, khi đọc đến đây, xin vui lòng xem lại để nhớ rõ hơn )
Bên cạnh đó bạn cần học thuộc cấu tạo và thế bấm các hợp âm.
Bạn cần học được cách đọc nốt, các kí hiệu trên bản nhạc.
Bước 2: Học cách đếm nhịp giữa các hợp âm có trong bài
Chúng ta sẽ lấy ví dụ với bài hát: Trót yêu ( Trung Quân )
Lời bài hát và hợp âm như sau:
(F) Có chút bối rối (G) chạm tay anh rồi
Vì (F) em đang mơ giấc dịu ( C) dàng
Khi dậm nhịp và đếm nhịp ta sẽ biết được khoảng cách giữa 2 hợp âm liên tục trong bài là 4 nhịp. Suy ra tay phải tập bấm giữ hợp âm và dậm theo đúng nhịp. Tay trái ta sẽ chơi các thế bấm hợp âm sao cho đảm bảo đủ nhịp với tay phải.
Tay phải chơi 4 nhịp, tay trái chơi cũng 4 nhịp.
Bước 3: Lựa chọn, tìm hiểu các thế bấm, kiểu đệm đàn phù hợp
Đây là bước khá tốn thời gian và công sức của bạn, bạn có thể tham khảo tại các trang youtube để tìm clip hướng dẫn đệm hát piano với các từ khóa như: accompany piano tutorial; piano ballad tutor, hoặc bạn có thể search Hướng dẫn piano đệm hát. Thông qua đó bạn sẽ tìm hiểu được những thế bấm và cách chuyển hợp âm cho phù hợp và nhuần nhuyễn.
Việc học piano ban đầu sẽ rất gian nan vì bạn sẽ phải điều khiển 2 bán cầu não chỉ huy 2 tay làm 2 việc khác nhau. Để tăng tính độc lập của đôi bài tay, bạn cần luyện tập thật nhiều. Nó không chỉ giúp cho bạn trong việc thực hành piano mà còn làm cho bạn tăng khả năng tập trung trong cuộc sống hàng ngày.
Để đệm piano cho người khác hát, bạn phải nắm chắc nhịp để giữ nhịp cho người hát. Lúc đó bạn mới có thể tập trung sử dụng các kĩ thuật để làm cho phần đệm piano của mình sáng tạo và hay hơn rất nhiều.
Chúc các bạn thành công với dòng nhạc piano đệm hát!
Xem lại phần 1: